02/11/2020

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp có 7 việc cần làm ngay nhưng hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiết sót, dẫn đến xử phạt không nên có. Tại bài viết này, Thuế – Kế Toán NTA sẽ cung cấp chi tiết 7 việc về thuế, thủ tục sau thành lập mà doanh nghiệp cần biết.

01. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập.

Chi tiết hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng, tải mẫu;

– Quyết định bổ nhiệm giám đốc, tải mẫu;

– Quyết định bổ nhiệm kế toán, tải mẫu;

– Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

tải mẫu;

– Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);

– Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử, tải mẫu.

Hồ sơ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Lưu ý: Với hơn 13 năm hỗ trợ các doanh nghiệp, Anpha đúc kết cho bạn 4 kinh nghiệm thực tế khi làm hồ sơ kê khai thuế ban đầu như sau:

❖ Về hồ sơ: Tờ khai lệ phí môn bài là quan trọng nhất nên doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện, các hồ sơ còn lại tùy vào Chi cục Thuế mà doanh nghiệp có thể thực hiện sau. Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập.

❖ Về quy định miễn lệ phí môn bài: Doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập (Nghị định 22/2020/NĐ-CP).

❖ Đối với doanh nghiệp thành lập trước 25/02/2020: Thời hạn nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh (Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh được thể hiện tại mục Thông tin đăng ký thuế của Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp).

❖ Về ngày bắt đầu hoạt động: Nếu doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng, nên đăng ký ngày bắt đầu hoạt động là ngày đầu của tháng sau để giảm bớt hồ sơ, thủ tục liên quan đến thuế.

Tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến:

  • Các mức, bậc thuế dành cho doanh nghiệp, HKD, chi nhánh, VPĐD… xem tại đây;
  • Thủ tục và hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới, xem tại đây.

02. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Hiện nay, tài khoản ngân hàng mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch trên 20 triệu đồng thì việc mở tài khoản cũng là chuyện mà doanh nghiệp phải làm.

Sau khi mở tài khoản, trong vòng 10 ngày, doanh nghiệp phải thông báo lên Sở KH&ĐT để nắm thông tin, quản lý và kiểm soát các giao dịch.

Một tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho một doanh nghiệp, nhưng một doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng (tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp hoặc các ưu đãi, dịch vụ của ngân hàng mà doanh nghiệp chọn lựa).

Theo đó, 3 ngân hàng lớn, uy tín mà Anpha đang liên kết là Vietcombank, Vietinbank, UOB. Nếu khách hàng của Anpha có nhu cầu mở tài khoản doanh nghiệp tại 3 ngân hàng trên, hãy chia sẻ để Anpha có thể hỗ trợ bạn.

03. Mua chữ ký số

Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như công cụ điện tử quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… mà không cần mất thời gian đi lại, in ấn, đóng dấu…

Tương tự như tài khoản ngân hàng, một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng một chữ ký số chỉ dùng cho một doanh nghiệp.

Lưu ý: Để nắm rõ các thông tin về chữ ký số, bạn xem thêm tại các link sau:

04. Treo bảng hiệu công ty

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế (Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Để không phải mất thời gian làm việc với nhiều đơn vị, sau khi sử dụng dịch vụ thành lập tại Anpha, bạn có thể sử dụng dịch vụ làm bảng hiệu chất liệu mica tốt, với chi phí chỉ 200.000 đồng/bảng hiệu.

05. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hóa đơn GTGT (hay còn gọi là hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp có thể sử dụng hình thức hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Dù doanh nghiệp sử dụng loại hóa đơn nào thì vẫn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

❖ Đối với hóa đơn giấy: Sau khi làm thủ tục đặt in hóa đơn GTGT, được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý, doanh nghiệp mới tiến hành liên hệ đơn vị in hóa đơn và phát hành.

❖ Đối với hóa đơn điện tử: Sau khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được duyệt (khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ), hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng. Hồ sơ bao gồm:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn;
  • Thông báo phát hành hóa đơn;
  • Hóa đơn mẫu.

Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, hạn cuối bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020. Các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín như Viettel, Viettak, Misa, BKAV, VNPT…

Lưu ý: Để thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải có:

  • Chữ ký số (token);
  • Phần mềm HTKK để làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử và kết xuất XML;
  • Quyết định sử dụng hóa đơn và hóa đơn mẫu scan đính kèm file word để nộp qua mạng.

06. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.

Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

07. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

❖ Đối với chế độ bảo hiểm cho người lao động: 

Tham gia bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp. Tuy vậy, với hầu hết doanh nghiệp vừa thành lập thì đây lại là vấn đề hay bị thiếu sót.

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động

, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động, chi tiết hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020);
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020).

❖ Đối với các vấn đề về thuế:

Các loại thuế như: Tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn… doanh nghiệp phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.

Với các doanh nghiệp nhỏ, vừa mới thành lập hay kế toán viên còn thiếu kinh nghiệm, thì sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tốt nhất của doanh nghiệp nhằm tối ưu thời gian và chi phí. Dịch vụ trọn gói về thuế, kế toán… tại NTA chỉ từ 500.000 đồng chính là giải pháp về kế toán thuế cho doanh nghiệp.

Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói | Dịch vụ thuế trọn gói | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp | Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh | Dịch vụ kế toán nội bộ | Dịch vụ liên quan

CHÚNG TÔI VINH HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤC QUÝ KHÁCH!
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH:
Trụ sở chính: 33 Trần Thị Do, P. Hiệp Bình Chánh, Quận 12, TP.HCM
Bình Dương: Số 15, Đường 65, Khu phố 2, P. Tân Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Đặt hàng0938371330 – 0938371330| Chăm sóc khách hàng: 0938371330 
Email:thueketoan.nta@gmail.com – Website: www.https://ketoannta.vn/

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN LÒNG PHỤC VỤ!

Search 10 lần cũng không bằng 1 lần nghe tư vấn

Điền nhanh thông tin của bạn dưới đây

    Hơn 500 học viên và 50 kháng hàng mỗi tháng. Bạn có muốn là người tiếp theo cùng hợp tác với chung tôi ?

    zalo

    0938371330

    TOP